Senior’s Member Discount Days! Save 25% Each Tuesday
Chùa ông núi Bình Định

Ngoài những bãi biển đẹp, Bình Định còn có một địa danh du lịch độc đáo là chùa Ông Núi. Đây là ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng nhất ở đây. Nét đặc sắc của chùa là bức tượng Phật ngồi khổng lồ, là tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về ngôi chùa này nhé!

Đường đến chùa ông núi nơi có tượng phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á:

1. Lịch sử chùa Ông Núi hay còn gọi Linh Phong Sơn tự

Chùa Ông Núi có một quá trình hình thành và phát triển vô cùng thiêng liêng và gian truân. Chùa còn có tên khác là Linh Phong Sơn tự, nằm trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa này nhé.

Chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi Bình Định

  • Theo các bộ sử, chùa được xây dựng vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Khi ấy, có một nhà sư tên là Lê Ban đến hang đá phía đông núi Bà để tu hành. Ông xây một am nhỏ gọi là chùa Dũng Tuyền.
  • Lê Ban là một nhà sư đạo cốt, sống ẩn dật trên núi, mặc y phục bằng vỏ cây, hái thuốc chữa bệnh cho người dân. Ông được mọi người kính trọng và gọi là Ông Núi.
  • Năm 1733, chúa Nguyễn ban cho ông hiệu “Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư” và cho trùng tu lại Dũng Tuyền tự thành Linh Phong thiền tự. Ngôi chùa được mở rộng và đổi tên.
  • Thời nhà Nguyễn, chùa được các vua tiếp tục tu sửa và làm đẹp. Nhưng sau đó, do chiến tranh, chùa bị tàn phá chỉ còn lại cổng tam quan và một bửu tháp.
  • Năm 1990, chùa mới được xây dựng lại theo kiến trúc mái cổ lầu lợp ngói ống. Trên nóc chùa có lưỡng long tranh châu, hai cột trước điện có hình rồng cuộn. Ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp trang nghiêm, hài hòa với thiên nhiên và mang dáng dấp cổ kính.

2. Vẻ đẹp toàn diện của Chùa Ông Núi

Chùa ông Núi có vẻ đẹp kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nét đẹp của chùa không chỉ nằm ở giá trị thiêng liêng văn hóa mà còn ở cảnh quan xung quanh và bức tượng Phật khổng lồ. Hãy cùng xem qua những điểm thu hút du khách của chùa nhé.

a. Cảnh quan xung quanh chùa ông Núi

Sân chùa Ông Núi là nơi bạn có thể nhìn thấy những mái nhà và đồng lúa xanh phía Tây và Nam. Để đến cổng chùa, bạn phải vượt qua hàng trăm bậc thềm tam cấp từ chân núi Bà. Khi lên đến đỉnh chùa Ông Núi, bạn sẽ ngắm được vẻ đẹp của đầm Thị Nại ánh bạc dưới nắng, cùng bán đảo Phương Mai tuyệt đẹp.

b. Đường lên Hang Tổ trong chùa ông Núi

Chùa Ông Núi Bình Định

Tượng Ông Núi bên trong hang tổ

  • Phía Tây từ chánh điện Linh Phong thiền tự có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa. Hang Tổ được truyền miệng là nơi ngồi thiền của ông Núi.
  • Hang Tổ nằm ngay sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả ba mặt như một ngôi nhà. Nơi đây được tương truyền hang đá mà ngày xưa ông Núi từng ở và ngồi niệm kinh tụng Phật. Đến năm 2000, tượng ông Núi (thiền sư Lê Ban) được tạo dựng, đặt tại hang Tổ.
  • Tượng ông Núi ngồi cao 84cm được sơn nhũ vàng, do chính bàn tay của nghệ nhân Lê Ân thực hiện. Bên trong hang hoàn toàn là những vách đá được mẹ thiên nhiên gầy dựng hàng ngàn năm.
  • Có nhiều khoảng không gian thông nhau như những căn phòng của một ngôi nhà bằng đá với các tảng lớn xếp dựng đứng chồng lên nhau. Phía bên dưới là một khe nước từ trong lòng suối chảy ngang với độ sâu hơn 5m.

c. Bức tượng phật Thích Ca khổng lồ nhất Đông Nam Á

Chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi Bình Định

  • Tượng Phật được khởi công xây dựng bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2016 mới chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động.
  • Bức tượng có chiều cao là 69m (tính cả phần chân đế của pho tượng). Pho tượng này đặc biệt ở chỗ nó được đúc hoàn toàn bằng bê tông cốt thép tại chỗ chứ không phải là ghép các mảnh lại như những bức tượng Phật khác.
  • Bức tượng đức phật sừng sững cao 69m đang ngự trên một tòa sen lớn được đặt ở lưng chừng núi, cao khoảng 129m so với mặt nước biển là một hình ảnh trông vô cùng uy nghiêm và hùng vĩ.
  • Tổng số bậc thang chính xác để lên được tới tượng là 638 bậc. Từng bậc thang nối liền nhau, thẳng tắp, tựa như những khó khăn, gian khổ của đời người. Con đường chinh phục những bậc thang giống như từng bước vượt qua gian lao, thử thách của cuộc sống và cả trong con đường tu đạo. Đi đến bậc thang cuối cùng cũng là lúc đạt được thành công, là lúc nhìn thấy Phật.
  • Hình ảnh pho tượng tựa lưng vào núi Bà với ánh mắt trông ra biển Đông mang ý nghĩa tượng trưng rằng đức phật sẽ luôn che chở và đem đến sự hòa bình cho người dân nơi đây.

Nguồn: vietair

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
Click outside to hide the comparison bar
Compare